Bài 26 Minano Nihongo

Mô tả khóa học

Chúng ta cùng tiếp tục lộ trình xay dựng nền móng cho tòa tháp Tiếng Nhật  qua bài 26  cùng cô Hà nhé các bạn- ngày hôm nay chúng ta sẽ  học thêm cấu trúc ngữ pháp Tôi nên/phải ~ ntn. 

1. Thể thông thường + んです

Cấu trúc :

  • Động từ : る / ない / た / なかった + んです
    Ví dụ :
    のむん
    のまないん
    のんだん
    のまなかったん
  • Tính từ đuôi い : い / くない / かった / くなかった + んです
    Ví dụ :
    わるいん
    わるくないん
    わるかったん
    わるくなったん
  • Tính từ đuôi な : な / じゃない / だった / なかった + んです
    Ví dụ :
    ひまなん
    ひまじゃないん
    ひまだったん
    ひまなかったん
  • Danh từ : な / じゃない / だった / なかった + んです
    Ví dụ :
    ゆきなん
    ゆきじゃないん
    ゆきだったん
    ゆきなかったん

2. ~んですか

Mẫu câu này dùng trong các trường hợp sau :

  • Người nói đưa ra phỏng đoán, xác nhận nguyên nhân hoặc lí do sau khi đã nhìn,nghe thấy một điều gì đó rồi sau đó xác định lại thông tin đấy
    Ví du :
    わたなべさんは ときどき おおさかべん をつかいますね。おおさかにすんでいんたんですか?
    Chị Watanbe thường hay nói giọng Osaka nhỉ! Chị từng sống ở Osaka à?
    ええ、15さいまでおおさかにすんでいました。
    Phải, Tôi sống ở Osaka đến năm 15 tuổi
    Người nói muốn được cung cấp thêm thông tin về những gì mình vừa nghe hay thấy
    おもしろいデザインのくつですね。どこでかったんですか?
    Thiết kế của đôi giày hấp dẫn nhỉ! Chị mua ở đâu vậy ?
    エドヤストアでかいました
    Tôi mua ở cửa hàng Edoya Store.
  • Người nói muốn người nghe giải thích thêm về lí do, nguyên nhân của những gì mình đã thấy, nghe
    Ví dụ :
    どうしておくれたんですか?
    Tại sao cô lại đến muộn?
    Người nói muốn được giải thích thêm về một tình trạng hay trạng thái nào đó
    Ví dụ :
    どうしたんですか?
    Anh/ chị bị sao thế ?

*Mẫu câu này đôi khi dùng để thể hiện sự ngạc nhiên, nghi ngờ hay tò mò. Nếu dùng không thích hợp sẽ gây ra khó chịu cho người nghe. Vì vậy, cần chú ý đến cách dùng mẫu câu này

3. ~んです

Mẫu câu này dùng trong các trường hợp sau :

  • Người nói trình bày nguyên nhân với lí do khi người nghe muốn biết
    Ví dụ :
    どうしておくれたんですか?
    Tại sao cô lại đến muộn?
    ばすがこなかったんです
    Vì xe buýt không đến
    どうしたんですか?
    Anh/ chị bị sao thế ?
    ちょっときぶんがわるいんです
    Tôi cảm thấy không khỏe một chút
  • Người nói muốn nói thêm về nguyên nhân, lí do cho những gì mình vừa nói trước đó
    Ví dụ:
    まいあさしんぶんをよみますか?
    Anh có đọc mỗi buổi sáng không ?
    いいえ、じかんがないんです。
    Không, vì tôi không có thời gian

* Không dùng mẫu câu này khi nói về sự thực đơn thuần
Ví dụ :
わたしはマイクミラーです。(Đúng)
わたしはマイクみらーなんです。(Sai)

4. ~んですが~

    • Cách dùng :
      [~んですが~] có chức năng mở đầu câu chuyện mà người nói muốn trình bày, theo sau là lời đề nghị, mời gọi hay câu xin phép
      [が] có chức năng nối câu văn mang sắc thái ngập ngừng, đắn đo của người nói
    • Ví dụ :
      にほんごでてがみをかいたんですが、ちょっとみていただけませんか?
      Tôi vừa viết thư bằng tiếng Nhật, anh/chị có thể xem qua giúp tôi một chút không

*Trong trường hợp mà tình huống tiếp theo quá rõ ràng thì có thể lược bỏ
Ví dụ :
おゆがでないんですが、。。。

5. Động từ thể て いただけませんか

  • Nghĩa : Cho tôi ~ có được không?
  • Cách dùng : Đây là mẫu câu đề nghị có mức độ lịch sự cao hơn cả [てください」
  • Ví dụ :
    にほんごでてがみをかいたんですが、ちょっとおしえていただけませんか?
    Tôi muốn viết thư bằng tiếng Nhật,bạn có thể dạy tôi một chút đươc không?
    とうきょうへいきたいんですが、ちずをかいていただけませんか?
    Tôi muốn đi đến Tokyo, bạn có thể vẽ giúp tôi bản đồ được không?

6. Từ nghi vấn + động từ thể た + ら + いいですか

  • Nghĩa : Tôi nên/phải ~
  • Ví dụ :
    にほんごがじょうずになりたいんですか、どうしたらいいですか?
    Vì là tôi muốn trở nên giỏi tiếng Nhật,làm thế nào thì tốt ạ?
    でんわばんごうがわからないんですが、どうやってしらべたらいいですか?
    Vì là tôi không biết số điện thoại, làm thế nào để tra được ạ?
  • SỰ TIẾN BỘ CỦA CÁC BẠN LÀ NIỀM VUI CỦA CÔ ĐÓ!